CỤC THÚ Y

Tác hại của kim loại nặng trong nước uống

Kim loại nặng là gì?

Kim loại nặng là những loại kim loại nào có yếu tố nhiễm bẩn tương đối cao, dao động từ 3.5 đến 7g/cm3, những loại này rất độc hại hoặc độc ở nồng độ thấp. Kim loại nặng gồm có thủy ngân (Hg), Cadmium (Cd), Asen (As), Thallium (Tl), Kẽm (Kz), Niken (Niken), Đồng (Cu), Chì (Pb). Kim loại nặng có thể được tìm thấy trong tự nhiên, đặc biệt nó là chất ô nhiễm có nhiều trong đất, nước và không thể bị phân hủy trong tự nhiên được. Kim loại nặng có thể cần thiết trong quá trình trao đổi chất của con người nhưng nếu với hàm lượng cao có thể gây ra độc tính nguy hiểm.

Tác hại của kim loại nặng trong nước uống

Với thời đại phát triển như hiện nay việc các khu công nghiệp, nhà máy thải nước thải chưa qua xử lý ra bên ngoài môi trường khiến nguồn nước uống bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong nước uống chứa nhiều chất độc hại và kim loại nặng, nếu con người uống nước chứa những chất này vào cơ thể sẽ gây nên hậu quả rất nghiêm trọng. Cụ thể là kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển, gây ung thư, tổn thương các cơ quan, tổn thương hệ thần kinh, thậm chí có thể gây tử vọng nếu nhiễm độc quá lớn.

Nếu con người tiếp xúc với kim loại nặng như thủy ngân, chì có thể sẽ gây ra bệnh tự miễn dịch và hệ thống miễn dịch của con người sẽ tự tấn công các tế bào trong cơ thể. Sau đó dần xuất hiện các bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp, bệnh về thận, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh… Các loại kim loại nặng như chì, asen, cadimi, thủy ngân gây nhiễm độc ở người khá mạnh mẽ. Còn các kim loại nặng khác như đồng, kẽm, crom nếu số lượng nhỏ thì cần thiết cho cơ thể nhưng nếu liều lượng quá nhiều thì có thể gây độc.

Ảnh hưởng của từng loại kim loại nặng đối với sức khỏe con người

Cadmium

Cadmium chính là kim loại nặng độc hại nhất kể cả khi ở nồng độ thấp trong thực phẩm. Kim loại nặng này chính là nguyên nhân của căn bệnh itai-itai ở Nhật Bản. Cadmium thường được sử dụng cho ngành công nghiệp da và giấy hoặc ứng dụng trong sản xuất bột giấy và cao su. Loại này chỉ cần tiếp xúc với lượng rất nhỏ cũng có thể gây nên tổn thương gan và thận cho con người, nó còn gây loét da và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Đồng

Đồng thường được con người sử dụng trong sản xuất đồ dùng, dây điện, đường ống hoặc sản xuất đồng thau. Ở một hàm lượng ít đồng có lợi cho sức khỏe con người nhưng nếu ở nồng độ cao nó có thể gây độ hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thận và tổn thương dạ dày gây nôn mửa, tiêu chảy hoặc mất sức cho con người.

Chì

Chì cũng là một kim loại nặng có nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người. Nếu chì ở hàm lượng cao có thể gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Đặc biệt trẻ sơ sinh và trẻ em sẽ chịu tác động mạnh mẽ hơn khi tiếp xúc với chì, gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của các bé. Ngoài ra chì còn phá vỡ các chức năng của hệ thống thần kinh trung ương, dạ dày cũng như đường ruột.

Thủy ngân

Đây chính là nguyên tố rất độc ở dạng hữu cơ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sinh lý, thai nhi và gây co giật. Thủy ngân là kim loại nặng rất độc, nếu tiếp xúc với chúng có thể gây độc hại cho não, mù lòa, suy nhược tinh thần và tổn thương cho thận.

Niken

Niken đóng vai trò trong quá trình tổng hợp hồng cầu nhưng nếu ở nồng độ cao có thể gây ra các tác hại như làm hỏng các tế bào sinh học. Nếu con người tiếp xúc với Niken trong thời gian dài có thể gây phá hủy tế bào, làm hỏng gan và tim. Ngoài ra Niken còn có thể làm giảm sự tăng trưởng tế bào, gây ung thư và khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng.

Sắt, mangan

Nếu sắt và mangan có trong nước uống cũng gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Nhưng cả hai chất này đều cần phải có trong hệ thống sinh học của con người vì chúng đóng vai trò chính trong quá trình tổng hợp các sắc tố cũng như hoạt động của tế bào. Nếu hàm lượng của sắt và mangan trong nước quá cao có thể gây ra độc tính nguy hiểm. Có thể ảnh hưởng đến gan, thận, tim mạch nếu trong cơ thể chứa nhiều sắt và gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cơ bắp yếu dần nếu chứa nhiều mangan.

Cách xử lý nước ô nhiễm kim loại

Trong nước nếu chứa nhiều kim loại nặng như đã nói gây độc hại đến sức khỏe con người khi sử dụng. Đấy là nguyên nhân dẫn đến các bệnh khiến tình trạng sức khỏe ngày càng tồi tệ hơn. Chính vì thế chúng ta cần loại bỏ các kim loại nặng này ra khỏi nguồn nước, và bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:

Công nghệ màng lọc

Màng lọc nước là một cấu trúc phức tạp có kích thước được tính bằng Nano mét. Màng lọc giúp xử lý kim loại nặng trong nước uống bởi vì chúng được thiết kế bởi một lớp màng polumer mỏng đồng nhất chỉ có nước mới có thể xuyên qua được, còn lại tạp chất hay kim loại nặng đều bị chặn lại. Ngoài ra thì than hoạt tính cũng giúp loại bỏ kim loại nặng trong nước, nó hấp thụ các kim loại nặng rất hiệu quả. Trong hệ thống của máy lọc nước có chứa bộ lọc than hoạt tính giúp nước được loại bỏ chất gây hại.

Xử lý sinh học

Xử lý sinh học chính là quá trình công nghệ, các hệ thống sinh học, thực vật, động vật gồm cả vi sinh vật đều được khai thác để loại bỏ các chất ô nhiễm từ ma trận môi trường. Các phản ứng sinh học dưới sự hỗ trợ của vi khuẩn được áp dụng rộng rãi nhằm xử lý nước thải bị nhiễm kim loại nặng và các tạp chất khác. Lưu ý là phương pháp này không được sử dụng trong nước uống mà chỉ được dùng để xử lý nước thải.

Chất xúc tác quang

Các khu công nghiệp thường sử dụng cách này để xử lý nước thaỉ vì nó tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Giải pháp này được thực hiện bằng giải pháp khử Cr dưới tia cực tím, ở pH 2 sẽ bổ sung oxalate để tạo điều kiện giảm Cr. Cách này giúp xử lý nước thải cũng đạt hiệu quả tương đối tốt nên được các khu công nghiệp áp dụng.

Trao đổi ion

Phương pháp trao đổi ion này được sử dụng nhằm để loại bỏ sắt và mangan trong nước. Bằng cách cho nhựa trao đổi ion và trong nước nơi có nồng độ pH thấp hơn. Nhựa này có thể loại bỏ sắt cực kỳ hiệu quả từ một chất rắn ion. Kim loại nặng không có khả năng hòa toan ở độ pH trung tính hoặc cơ bản và dấu hiệu cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm nặng chính là độ pH từ 7 trở lên.

Nguồn: http://www.foodsafety.gov.vn/